Thiết kế hệ thống điện, nước, camera cho nhà dân của CƠ ĐIỆN 26

Thiết kế hệ thống điện, nước, camera cho nhà dân của CƠ ĐIỆN 26

Nhiều người khi xây nhà thường không quan tâm tới thiết kế điện, nước, CAMERA mà cứ giao thẳng cho các đội thợ để họ chủ động làm theo kinh nghiệm của họ. Và hậu quả là công trình sau một thời gian hoạt động phát sinh rất nhiều bất cập gây bất tiện trong sinh hoạt và những lãng phí không cần thiết.

Nếu ngôi nhà chỉ yêu cầu là vòi có nước chảy, bật điện có ánh sáng, có camera quan sát thì đúng là không cần thiết kế. Nhưng để có một hệ thống tốt, vận hành hợp lý, khoa học, bền vững, tiết kiệm thì cần phải có thiết kế.

Hệ thống điện, nước, camera gắn liền và chặt chẽ với kiến trúc và kết cấu của ngôi nhà. Vì vậy việc triển khai thiết kế hệ thống điện, nước, camera phải được tiến hành trước khi thi công. Tốt nhất là được thiết kế ngay sau khi thiết kế kiến trúc, vì đôi khi kiến trúc phải điều chỉnh vì vướng hệ thống điện, nước, camera.

  1. Thiết kế hệ thống điện cho nhà dân

1522d7b03302fd5ca413

Việc đầu tiên khi thiết kế hệ thống điện là đảm bảo nguyên tắc an toàn điện. Sau đó chúng ta mới tính đến các yếu tố khác như thẩm mỹ, kinh tế, đơn giản và sự tiện nghi. Dù là nhà mới hay cũ thì bạn cũng nên sử dụng các thiết bị điện mới. Ngoài ra, nên bố trí các đường đi dây điện độc lập cho một số thiết bị như: bình nóng lạnh; điều hòa; hệ thống ổ cắm; hệ thống đèn;…

1.1. Những điều lưu ý khi thiết kế điện trong nhà:

– Các đường dây cấp điện theo trục đứng (dây cấp nguồn tổng cho các tầng) thì nên đặt dọc theo cầu thang hoặc hộp kỹ thuật, không nên cho dây đi qua các phòng.

– Dây điện qua móng, tường, sàn… phải đặt trong ống cách điện và ống phải đặt dốc, dễ thoát nước, tránh ứ đọng nước.

– Không đặt dây điện ở những nơi phải khoan, đóng đinh; hạn chế để các đường điện giao cắt nhau.

– Dây điện cần cách điện tốt; và phải đặt trong ống gen nhựa PVC để bảo vệ dây. Và dễ dàng thay dây khi cần thiết.

– Ổ cắm điện cần cao hơn 1.2m so với mặt sàn tầng 1. Nếu ở cắm đặt trong hốc thì chỉ cần cao hơn 0.4m so với sàn. Cần đặt ổ cắm xa các bộ phận kim loại ít nhất 0.5m. Với các tầng trên cao độ ổ cắm trung bình 0,4m là phù hợp. Với biệt thự hoặc các căn hộ cao cấp khi bố trí ổ cắm và công tắc cần kết hợp với kiến trúc và thiết kế nội thất để vị trí công tắc, ổ cắm thuận tiện và hài hoà.

– Công tắc điện điều khiển đèn cần cao hơn sàn ít nhất 1.2m. Không nên đặt công tắc gần những nơi có nước như nhà tắm, chỗ giặt… Đặt công tắc điện ở gần cửa ra vào để tiện thao tác

– Các phòng ngủ, cầu thang bộ nên làm công tắc điện song song để tiện điều khiển.

– Cần đặt thiết bị bảo vệ và điều khiển cho từng tầng hoặc cả nhà. Các tủ điện cần đặt nơi thuận tiện, dễ sử dụng.

* Thiết kế hệ thống chống sét và tiếp địa an toàn điện cho nhà dân.

Tuỳ thuộc vị trí của căn nhà mà thiết kế hệ thống chống sét. Nếu xung quanh nhà bạn không có nhà cao tầng che chắn thì nhất định phải lắp đặt hệ thống chống sét. Nếu ngôi nhà đầu tư khang trang hiện đại, có sử dụng nhiều các thiết bị điện thì nên sử dụng kim thu sét tia tiên đạo, sẽ giúp bảo vệ ngôi nhà an toàn hơn trước giông sét.

Ngoài làm chống sét thì việc lắp đặt hệ tiếp địa an toàn điện cũng rất quan trọng để đảm bảo an toàn tính mạng cho người sử dụng. Sử dụng các cọc tiếp địa chôn dưới đất để thoát điện rò rỉ. Theo TCVN điện trở của hệ thống tiếp địa an toàn điện là <= 4 Ôm.

1.2. Bản vẽ thiết kế điện nhà dân gồm có:

– Sơ đồ nguyên lý phân phối điện.

– Mặt bằng cấp điện các tầng nhà.

– Mặt bằng chiếu sáng các tầng nhà.

– Mặt bằng cấp điện ổ cắm các tầng nhà.

– Mặt bằng hệ thống điện nhẹ (camera, internet)

– Chi tiết lắp đặt các thiết bị điện điển hình.

– Thống kê vật tư cần dùng.

  1. Thiết kế hệ thống nước cho nhà dân

Cd89f8771cc5d29b8bd4

2.1. Lưu ý khi thiết kế hệ thống cấp nước cho nhà dân

– Đường ống nước nối đến các thiết bị cấp nước phải ngắn nhất. Ống cấp nước trong nhà nên dùng là ống PPR PN10 cho nước lạnh và dùng ống PPR PN20 cho nước nóng.

– Các đường ống nước đứng, thẳng thường sẽ đựng trong hộp kỹ thuật gần với các thiết bị cần dùng nước. Với các đường ống ngang sẽ lắp trong tường. Chính vì thế ống này phải là loại tốt, có mối nối khít.

– Lắp đặt đường ống cấp nước phải thuận lợi cho việc sửa chữa, bảo dưỡng.

– Không đặt đường ống trong phòng ngủ. Mỗi đường ống hoặc nhánh không dùng chung cho quá 5 thiết bị sử dụng nước.

– Tận dụng tối đa địa hình để tạo áp lực nước cho các thiết bị hạn chế sử dụng máy bơm tăng áp.

– Tính toán lắp đặt các van khoá để phân vùng cấp nước thuận tiện cho quá trình sửa chữa và vận hành sau này.

 

2.2 Bản vẽ cấp nước bao gồm

– Sơ đồ hệ thống cấp nước toàn nhà.

– Mặt bằng cấp nước các tầng nhà.

– Chi tiết lắp đặt cấp nước trong nhà vệ sinh.

– Thống kê vật liệu cấp nước cần dùng.

2.3. Kinh nghiệm thiết kế hệ thống thoát nước.

Khi thiết kế hệ thống thoát nước bạn cần nhớ các nguyên tắc sau:

– Đường ống phải đủ độ lớn để đảm bảo nước thoát thuận lợi. Loại ống thoát nước trong nhà được dùng phổ biến hiện nay là ống UPVC.

– Hệ thống thoát nước phải chia thành 3 loại là thoát nước sàn, thoát nước xí và thoát nước mưa.

– Đường ống thoát nước nằm ngang phải có độ đốc tối thiểu là 1/D (D là đường kính ống). Ví dụ ống đường kính D=110 thì độ dốc tối thiểu là 0,9%.

– Chỉ được đi ống thoát xí, thoát tiểu chung với nhau và tuyệt đối không đi chung với hệ thống khác. Và phải được gom vào bể phốt. Trường hợp nhà ở trong khu đô thị có xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, thì có thể không cần vào bể phốt mà đổ vào hố ga của tuyến thu gom đô thị để nước thải về nhà máy.

– Thoát nước sàn và thoát nước rửa, thoát bồn tắm, máy giặt đi chung với nhau. Tuyệt đối không được đi chung với thoát xí, thoát tiểu.

– Thoát nước mưa nên đi độc lập, trong trường hợp mưa to sẽ thoát tốt hơn không lo nước tràn ngược vào nhà. Bất đắc dĩ có thể thoát chung với hệ thống thoát rửa, nhưng cần phải tăng đường kính lên để đảm bảo thoát nước.

– Nguyên tắc thông hơi. Với các công trình lớn đường ống dài nên cần phải thông hơi cả trục lẫn thông hơi ống nhánh. Với công trình nhỏ có thể không cần thông hơi nhánh, nhưng bắt buộc trục thoát nước phải được thông hơi lên mái: “Đưa ống lên tới điểm cao nhất của mái”. Đường kính ống thông hơi lên mái là D60 hoặc D75. Bể phốt bắt buộc phải có ống thông hơi D75 riêng đi thẳng lên mái.

2.3. Các bản vẽ thoát nước bao gồm:

– Sơ đồ thoát nước toàn nhà, các khu vệ sinh (hướng thoát nước ra ngoài nhà).

– Mặt bằng thoát nước các tầng nhà.

– Chi tiết thoát nước các khu vệ sinh.

– Thống kê vật liệu thoát nước cần dùng.

  1. Thiết kế hệ thống camera cho nhà dân

Với sự phát triển của công nghệ, việc lắp đặt camera không còn là điều xa lạ. Giải pháp camera giúp quản lý mọi hoạt động dễ dàng hơn. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể thiết kế hệ thống camera giám sát hiệu quả để phát huy tối đa khả năng quay của từng góc máy. Hơn nữa, việc lắp đặt camera cũng phải liên kết với các hệ thống khác trong ngôi nhà.

3.1. Tìm hiểu về sơ đồ lắp đặt hệ thống camera

Trước khi lắp đặt camera giám sát, bạn cần thiết kế một sơ đồ lắp đặt camera. Nó còn được gọi là bản vẽ thiết kế hệ thống camera. Những kỹ sư điện nhẹ sẽ dựa vào bản vẽ để nắm bắt được các thông tin về vị trí cần lắp đặt. Cũng như cấu trúc và cách đấu dây chi tiết của hệ thống camera.

Sơ đồ lắp đặt camera giám sát giúp nắm bắt thông tin về cấu trúc đấu dây

Một sơ đồ lắp đặt hệ thống camera chính xác giúp người dùng lắp đặt nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, nó còn giúp việc thi công camera quan sát diễn ra một cách an toàn, hiệu quả.

3.2. Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống camera giám sát là gì?

Sự tương thích

Các thiết bị trong hệ thống camera cần phải đảm bảo sự tương thích về kỹ thuật với nhau. Chẳng hạn như với những camera quan sát có độ phân giải cao thì đầu ghi cần phải có khả năng xử lý hình ảnh rõ nét. Còn khi thiết kế hệ thống camera an ninh có khả năng thu phát âm thanh thì cần phải kết nối tốt với các thiết bị hỗ trợ. Với camera analog thì phải đi chung với đầu ghi analog.

Dee1c1d7da6a14344d7b

Thiết kế hệ thống camera giám sát là phải có sự tương thích giữa các thiết bị

Phương án lắp đặt khả thi

Một tiêu chuẩn thiết kế hệ thống camera nữa cần được lưu ý là vị trí lắp đặt khả thi. Khi thiết kế sơ đồ camera cho gia đình, người dùng cần quan sát kỹ các vị trí quan trọng cần thực thi. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị phương án thi công phù hợp nhất. Để thiết kế hệ thống camera giám sát khả thi, bạn hãy liên hệ với đơn vị lắp đặt uy tín.

Giá thành cạnh tranh

Các bản vẽ thiết kế nên được xem xét về giá thành của những thiết bị cần có để lắp đặt hệ thống. Bao gồm camera, các dây nối, đầu ghi camera và cả các thiết bị đi kèm khác như hỗ trợ âm thanh. Lưu ý là trong bản vẽ thiết kế hệ thống camera quan sát không được vẽ bất kỳ thiết bị, máy móc không cần thiết với camera.

Đảm bảo tính thẩm mỹ cao

Thiết kế camera giám sát cũng cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian. Đây cũng là một cách khẳng định gu thẩm mỹ, đẳng cấp và sự cẩn thận trong việc lắp đặt.

          * LƯU Ý:

Những điều cần lưu ý khi thiết kế điện, nước, camera

– Bao quát tổng thể và xem xét nhu cầu sử dụng của gia đình.

Đây được coi là yếu tố tiên quyết để có thể lắp đặt hệ thống điện, nước, camera cho mọi căn nhà. Hiểu được nhu cầu sử dụng của gia đình sẽ giúp bạn lắp đặt và thiết kế một cách phù hợp và đúng đắn. Bạn cần ưu tiên những vật dụng thiết yếu, sau đó mới tính đến những thiết bị không quá quan trọng khác.

Thêm vào đó, hãy tính phương án dự trù cho mọi hệ thống khi lắp đặt. Bởi, bất cứ thiết bị nào sau khi sử dụng cũng sẽ có trục trặc. Do đó, bạn cần tính toán một cách kỹ lưỡng đến đảm bảo thiết bị điện, nước, camera được lắp đặt đầy đủ, tiện lợi khi sử dụng và có thể dễ dàng sửa chữa, bảo dưỡng khi cần thiết.

  • Cần chuẩn bị bản vẽ kỹ thuật

Nếu căn nhà của bạn nhỏ và chỉ cần có những thiết bị cơ bản nhất như ổ điện, đường nước, mắt camera thì làm 1 bản thiết kế có thể không quá cần thiết. Tuy nhiên, nếu cần trang trí cầu kỳ với hệ thống điện, nước, camera đòi hỏi cao thì bản vẽ kỹ thuật là rất cần thiết.

So với bản vẽ thiết kế nhà thì bản vẽ thiết kế điện, nước, camera có vai trò quan trọng gấp đôi, thậm chí gấp 3. Bởi khi có bản vẽ, bạn sẽ dễ dàng tính toán được các thiết bị, vị trí đặt sao cho phù hợp với kết cấu ngôi nhà nhất; mang lại sự tiện nghi khi sử dụng; đảm bảo tính thẩm mỹ và hài hòa với nội thất.

Thêm vào đó, bản thiết kế sẽ giúp bạn đánh giá được năng lực chịu tải của đường điện để có được những tính toán phù hợp nhất. Từ đó, đảm bảo an toàn khi sử dụng cho mọi thiết bị trong nhà, không gây lãng phí.

  • Đồng bộ trong thiết kế điện, nước, camera và thi công

Rất nhiều trường hợp “thiết kế một đằng, thi công một nẻo”. Điều này gây khó khăn khi sửa chữa, thậm chí xảy ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Do đó, đồng bộ trong thiết kế và thi công là giải pháp tốt nhất và cần phải làm để đảm bảo an toàn và tiết kiệm cho chính bạn và gia đình.

  • Lựa chọn trang thiết bị theo nhu cầu và phù hợp

Các thiết bị điện, nước, camera thường có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề về kỹ thuật. Nó quy định rõ ràng về công suất, sức tải, định mức, cách lắp đặt và các điều kiện phù hợp. Tuy nhiên, nhiều người lại khá chủ quan về vấn đề này. Bạn cần lựa chọn thiết bị phù hợp để đảm bảo an toàn, thuận tiện trong khi sử dụng. Đồng thời, các thiết bị cần đảm bảo thẩm mỹ cũng như tổng thể thiết kế chung.

Như vậy, để thiết kế điện, nước, camera cho một ngôi nhà, chúng ta cần chú ý rất nhiều điều. Bởi hệ thống điện nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của bạn và gia đình.

  • Lựa chọn đơn vị thiết kế điện, nước, camera chuyên nghiệp.

Hệ thống điện, nước, camera như là mạch máu của ngôi nhà, vì vậy khi xây dựng nhà ở nên đặc biệt chú ý tới công tác thiết kế hệ thống điện, nước, camera.

7f991be7005ace04974b

Công ty cổ phần CƠ ĐIỆN 26 sẽ giúp bạn thiết kế hệ thống điện, nước, camera phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn và gia đình, giúp bạn tối ưu chi phí đầu tư và chi phí vận hành công trình sau này. Chắc chắn bạn sẽ không gặp phải những sự cố sau khi sử dụng. Ngoài ra bạn còn rất an tâm với chính sách bảo hành, bảo trì kịp thời.

http://pccc247.vn

Mọi thông tin xin liên hệ:

Trụ sở chính tại Hà Nội

– CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN 26

– Địa chỉ: Tầng 19, tòa Thăng Long, số 98 Ngụy Như Kon Tum, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, Hà Nội.

– Mail:info@codien26.vn

– Đt: 0768114114.

Chi nhánh tại tỉnh Sơn La

– CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN 26 TẠI SƠN LA

– Địa chỉ: Số 195B đường Tô Hiệu, P.Chiềng Lề, TP.Sơn La, Sơn La

– Mail: codien26sla@gmail.com

– Đt: 0344632626

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *